CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠNG 1,2,3

Các căn cứ cơ sở pháp lý

– Căn cứ Nghị định 100/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
– Căn cứ Thông tư 08/2018/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt nam;

Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng công trình gồm:

STT  Lĩnh vực
1 Định giá xây dựng DG01
2 Giám sát Dân dụng, Công nghiệp và Hạ tầng kỹ thuật GS01
3 Giám sát lắp đặt thiết bị công trình GS02
4 Giám sát công trình NN&PTNT GS06
5 Giám sát Công trình Giao thông GS10
6 Khảo sát Địa chất công trình KS01
7 Khảo sát Địa hình KS02
8 Thiết kế Cấp thoát nước TK02
9 Thiết kế Cơ – Điện công trình công trình TK04
10 Thiết kế Kết cấu công trình DD&CN TK09
11 Thiết kế Kiến trúc công trình TK10
12 Thiết kế Quy hoạch xây dựng TK11
13 Thiết kế công trình NN&PTNT TK13
14 Thiết kế Hạ tầng kỹ thuật TK14
15 Thiết kế Công trình Giao thông TK17
16 Quản lý dự án QLDA

Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, nâng hạng chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
b) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề.
d) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.
đ) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.
e) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
g) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Dịch vụ hỗ trợ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bạn đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng? Nhưng bạn vẫn chưa có chứng chỉ hành nghề xây dựng công trình? Bạn cần phải thực hiện xin chứng chỉ này nhưng lại gặp khá nhiều khó khăn như:
– Mất quá nhiều thời gian để tự tìm hiểu các thông tư, nghị định và tìm các bộ câu hỏi ở hạng mục cần thiết.
– Hồ sơ kê khai để thi sát hạch chứng chỉ hành nghề sai đi sai lại nhiều lần và bị trả về.
– Số lượng các thí sinh xin đăng ký dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề quá đông nên bạn không biết khi nào mới đến lượt mình.
– Bạn quá mệt mỏi mỗi khi phải túc trực tại các sở, ban ngành liên quan để hoàn thiện thủ tục hành chính rắc rối và chờ đợi kết quả của cuộc thi.
– Hồ sơ đăng ký của bạn bị đánh trượt với thứ hạng không mong muốn.
Lúc này, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ, tư vấn – đơn vị cung cấp dịch vụ cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế tất cả các hạng trên toàn quốc. Viện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt nam, chắc chắn kỳ thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ đầy đủ kiến thức và trải qua kỳ thi sát hạch 1 cách không khó.